Người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn (dưới) 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
Ông Trần Minh đề nghị được giải đáp vấn đề sau:
Một doanh nghiệp chuyển quyền quản lý và người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp cho công ty mẹ. Một số người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại công ty mẹ, sẽ được trợ cấp mất việc làm.
Theo quy định, người lao động có thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng sẽ được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng lương. Tuy nhiên có trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp đủ 12 tháng, nhưng do trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp đúng bằng thời gian làm việc thực tế, nên thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm bằng 0.
Ông Minh hỏi, trường hợp người lao động trên có được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Trần Minh như sau:
Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10, Điều 36; Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1, Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp mất việc làm trong trường hợp đặc biệt
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn (dưới) 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
Ông Trần Minh hỏi, trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp đủ 12 tháng, nhưng sau khi trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng 12 tháng, nên thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm bằng 0, vậy họ có được chi trả trợ cấp mất việc làm không?
Đây là trường hợp đặc biệt quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, áp dụng đối với người lao động đã có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng, nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn (dưới) 18 tháng.
Theo luật sư, khái niệm “thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn (dưới) 18 tháng” tại quy định này được xác định từ 0 cho đến dưới 18 tháng, vì vậy người lao động đã có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng, nhưng sau khi trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng 12 tháng, mà thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm bằng 0, thì doanh nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động bằng 2 tháng tiền lương là phù hợp quy định.
Theo chinhphu.vn
- Có 96,76% cử tri đồng thuận chủ trương hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên (25/04/2025, 06:31)
- Kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk, lần thứ IV, giai đoạn 2020 - 2025 (22/04/2025, 10:29)
- Kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (18/04/2025, 15:25)
- Thành lập Tổ phối hợp liên tỉnh triển khai xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên. (18/04/2025, 10:51)
- Triển khai cuộc thi trực tuyến “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam” (18/04/2025, 08:59)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 4/2025) (17/04/2025, 10:26)
- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri về nội dung Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Đắk Lắk (16/04/2025, 11:06)
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (14/04/2025, 14:21)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 4/2025) (11/04/2025, 11:02)
- Kế hoạch tổng kết thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 (11/04/2025, 09:55)
- Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (08/04/2025, 14:43)