Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh (20/06/2024, 19:18)

Chiều 20/6, tại thành phố Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa các tỉnh. 

Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND các tỉnh, các sở ngành địa phương, chủ rừng vùng giáp ranh.

Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk có chiều dài 418 km. Vùng rừng giáp ranh giữa các tỉnh là nơi lưu giữ hệ động, thực vật phong phú, có tính đa dạng sinh học cao, hệ thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng, nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. Đặc biệt, tại đây có Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng nằm ở huyện Kbang, huyện Mang Yang, thuộc tỉnh Gia Lai và các Khu Bảo tồn Thiên nhiên: Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai); An Toàn (huyện An Lão, tỉnh Bình Định); Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk đang gặp nhiều khó khăn do diện tích rộng, trải dài qua nhiều địa phương; địa hình phức tạp, hiểm trở; điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều hạn chế; đời sống còn nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào rừng; các đối tượng xấu lợi dụng địa hình phức tạp, xa xôi, đi lại khó khăn, sự thiếu hiểu biết về pháp luật và đời sống kinh tế khó khăn của người dân để thực hiện các hành vi phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ lâm sản trái pháp luật.

Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô Lê Minh Tiến phát biểu tại hội nghị.

Theo đánh giá của các đại biểu tham dự hội nghị, trong thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh đã làm tốt vai trò trách nhiệm của mình theo quy chế, kế hoạch phối hợp đã ký kết; công tác liên lạc, cung cấp thông tin được duy trì thực hiện; công tác phối hợp, kiểm tra, truy quét, xử lý các vụ việc xảy ra tại vùng giáp ranh được tổ chức thường xuyên, kịp thời góp phần giảm đáng kể các hành vi chặt phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản và phá rừng trái pháp luật tại vùng giáp ranh… Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, tại khu vực rừng giáp ranh, lực lượng chức năng của các tỉnh đã phối hợp tuần tra, phát hiện 565 vụ vi phạm lâm luật, trong đó: 37 vụ hình sự, 528 vụ hành chính, diện tích rừng bị phá 45.470 m2; lâm sản tịch thu 613,41 m3 gỗ các loại; tịch thu 202 phương tiện, công cụ các loại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh của các tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: việc xác minh, phân loại các tổ chức, cá nhân có thủ đoạn phá hoại rừng, khai thác, săn bắt, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật để cung cấp thông tin hai chiều cho nhau cùng phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý còn thiếu hiệu quả; việc phối hợp tổ chức kiểm tra, truy quét, bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh của một số Hạt Kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương chưa cao; công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh chưa được thường xuyên, sâu rộng...

Ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại vùng giáp ranh.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh trong thời gian tới, tại hội nghị, lãnh đạo UBND các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk đã thống nhất ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại vùng giáp ranh, trong đó tập trung vào các nội dung chính như: thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, truy quét để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân; thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; hỗ trợ lực lượng, tăng cường phương tiện phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khi có đề nghị phối hợp…

Bảo Ngọc

Xem tất cả
Khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác thải lây nhiễm từ F0 điều trị tại nhà (01/04/2022, 07:05)

Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình có người mắc COVID-19 (F0) đang cách ly và điều trị tại nhà được xem là chất thải nguy hại, có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó nếu không được quản lý, xử lý đúng quy định sẽ là nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng rất cao.

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Cáo
   

​​​  ,

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready