UBND tỉnh vừa ban hành văn bản triển khai Báo cáo Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ( APCI) năm 2021 đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để nghiên cứu, tham khảo, làm tài liệu trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nghiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường tham mưu, đề xuất và thực hiện cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC); thực hiện nghiêm các quy định liên quan về giải quyết TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông trong giải quyết TTHC.
Giao Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá TTHC; thực hiện nghiêm các quy định liên quan về giải quyết TTHC; đẩy mạnh số hoá hồ sơ TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC.
Đắk Lắk xếp thứ 6 chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2021
Báo cáo Chỉ số đánh giá và Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2021 là báo cáo thứ tư thường niên của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong khuôn khổ của Đề án xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Đề án 383) và theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 1/1/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Báo cáo APCI 2021 ghi nhận ý kiến trải nghiệm của các doanh nghiệp về quá trình giải quyết thủ tục hành chính bởi các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong năm 2021. Khác với những chỉ số đánh giá hoạt động cải cách khác, APCI được thiết kế với kỳ vọng đo lường gánh nặng chi phí thực tế về tuân thủ thủ tục hành chính và tính sáng tạo, tính chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
Với phương pháp đánh giá dựa trên mô hình chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) và được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp tại 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, ngay từ năm 2018 khi được công bố lần đầu tiên, APCI thường niên đã được coi là chỉ dấu quan trọng, phản ánh khách quan mức độ cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật thông qua việc phân tích bức tranh chân thực và sinh động về chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông qua các số liệu và thông tin thực tế, APCI phản ánh khách quan mức độ cải cách, cải thiện các thủ tục hành chính, quy định của pháp luật về môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi pháp luật, chính sách của của bộ, ngành, địa phương.
Kết quả APCI 2021 tiếp tục ghi nhận các nỗ lực của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong 9 nhóm được khảo sát tốt hơn các năm trước (2018, 2019 và 2020). APCI 2021 tiến hành khảo sát trên cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021. Do đó, phần lớn các thông tin có trong APCI 2021 sẽ là những thông tin ở giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát chưa mạnh và không phải là thông tin cá biệt của tình trạng dịch bệnh COVID-19 "chưa có tiền lệ" này. Nhận định này cũng phù hợp với thông tin kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính có trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào giai đoạn khảo sát. Những thông tin, phản ánh của APCI 2021 hoàn toàn có giá trị để đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong điều kiện bình thường hoặc trong điều kiện "khởi đầu mới" khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Điểm chi phí tuân thủ so sánh của cả nước ở APCI 2021 có xu hướng tốt hơn so với điểm chi phí tuân thủ ở APCI 2020 (75,9/100 so với 74,1/100). Số liệu này cho thấy nỗ lực cải cách của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc cải cách quy trình làm việc, thủ tục hành chính và phương pháp giao tiếp với công dân, doanh nghiệp... để có thể giảm được chi phí tuân thủ. Nói cách khác, chi phí tuân thủ nói chung đang tiếp tục được cải thiện. Kết quả này ghi nhận công tác cải cách hành chính và quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh đang được vận hành đúng hướng. Cải cách thủ tục thành chính và cắt giảm chi phí tuân thủ cần tiếp tục được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 và thời gian tới của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.
Kim Bảo
- Hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (05/12/2024, 10:06)
- Triển khai Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 29/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ (04/12/2024, 15:52)
- Gửi nhận văn bản điện tử với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (04/12/2024, 15:49)
- Triển khai Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ (04/12/2024, 15:47)
- Kế hoạch thực hiện việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2024 của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (04/12/2024, 15:43)
- Cho phép Công ty TNHH xăng dầu Nam Tây Nguyên gia hạn sử dụng 1.423,8m2 đất tại thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông để sử dụng vào mục đích Cửa hàng bán lẻ xăng dầu (03/12/2024, 14:24)
- Về việc thu hồi 31.112,0m2 đất tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar của Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk (03/12/2024, 14:21)
- Triển khai thực hiện Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (03/12/2024, 09:55)
- Phục vụ Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa X (02/12/2024, 09:44)
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06/CP những tháng cuối năm 2024 (29/11/2024, 15:18)
- Kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Chín Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 (29/11/2024, 14:44)