Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về COVID -19, đến thời điểm này, Việt Nam đã làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm, sàng lọc và phát hiện người nhiễm COVID-19.
Ảnh minh họa
Hiện trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính Covid-19 là: xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).
Phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.
Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen và xét nghiệm tìm kháng thể sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.
Về phương pháp xét nghiệm PCR, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian đầu chúng ta sử dụng nguồn sinh phẩm từ nước ngoài. Sau đó, Việt Nam đã phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài (sinh phẩm do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á phát triển). Sinh phẩm này đã và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 và đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.
Về phương pháp xét nghiệm kháng thể, theo lãnh đạo Bộ Y tế, thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với một trường đại học của Nhật Bản nghiên cứu và phát triển thành công loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các loại sinh phẩm tương tự mà nhiều nước đang sử dụng.
Điểm khác biệt rất đáng chú ý là sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.
Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể, Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm xét nghiệm nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: Dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện có thể xét nghiệm được do sử dụng hệ thống máy xét nghiệm sẵn có; độ an toàn cao (xét nghiệm qua mẫu máu); đặc biệt độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm Việt Nam đạt khoảng 95%, trong khi sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%...
Bộ Y tế khẳng định, sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế các loại sinh phẩm tương tự của nước ngoài. Đặc biệt là, khi sinh phẩm này được công nhận và đưa vào sản xuất hàng loạt, chúng ta có thể chủ động sử dụng cả 2 phương pháp PCR phát hiện gen virus và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể để chủ động sàng lọc, sớm phát hiện người mắc Covid-19.
Bá Lục
- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (26/04/2025, 14:46)
- Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (25/04/2025, 11:11)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 4/2025) (25/04/2025, 11:00)
- Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch Sởi trên địa bàn toàn tỉnh năm 2025, đợt 3 (25/04/2025, 10:33)
- Có 96,76% cử tri đồng thuận chủ trương hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên (25/04/2025, 06:31)
- Kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk, lần thứ IV, giai đoạn 2020 - 2025 (22/04/2025, 10:29)
- Kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (18/04/2025, 15:25)
- Thành lập Tổ phối hợp liên tỉnh triển khai xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên. (18/04/2025, 10:51)
- Triển khai cuộc thi trực tuyến “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam” (18/04/2025, 08:59)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 4/2025) (17/04/2025, 10:26)
- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri về nội dung Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Đắk Lắk (16/04/2025, 11:06)