Tăng tốc triển khai Chính phủ điện tử (22/05/2018, 09:29)

Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử (CPĐT), sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã giúp rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hoạt động; góp phần minh bạch hóa, chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, để xây dựng một nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xây dựng CPĐT phải được thực hiện quyết liệt hơn, sâu rộng hơn.

 

Tăng nhanh về số lượng các dịch vụ công trực tuyến

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP quý I-2018, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cơ sở danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Theo đó, đã có thêm 13.909 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 được các bộ, ngành, địa phương xây dựng và vận hành, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến hiện nay lên 46.926 dịch vụ. Đối với lĩnh vực tư pháp, đến nay đã tiếp nhận hơn 78.418 lượt hồ sơ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; hơn 1,3 triệu trường hợp đăng ký khai sinh qua mạng, trong đó 990.066 trường hợp được cấp số định danh cá nhân; 192.173 trường hợp đăng ký khai tử qua mạng. Cùng với đó, tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng trong cả nước cũng tăng cao, đạt 58,01%, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cơ bản hoàn thành thử nghiệm, kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ (VPCP) theo 2 cấp hành chính, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản điện tử giữa các cơ quan. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm mô hình mẫu liên thông 4 cấp hành chính có sử dụng chữ ký số chuyên dùng giữa VPCP với UBND TP Hồ Chí Minh. VPCP cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thử nghiệm theo 4 cấp hành chính.        

Theo đánh giá của Chính phủ, sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP, mặc dù việc xây dựng CPĐT đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, thực tế công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng CPĐT mới chỉ phát huy hiệu quả ở một số ngành, lĩnh vực; chưa tạo thành hệ thống thông suốt giữa các ngành, các cấp; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai với số lượng lớn nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai còn chậm…

 
Cán bộ bộ phận một cửa huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: TTXVN.

Giải pháp giúp cuộc họp có thể chỉ kéo dài... 1 phút
Từ việc khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Pháp, Estonia, Malaysia về xây dựng CPĐT vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, có thể rút ra một số bài học từ các quốc gia đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực này, đó là việc chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế về CPĐT. Các nước này đều xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức với nhau theo hướng phi tập trung. Như tại Estonia đã xây dựng nền tảng x-Road, cho phép liên kết giữa các hệ thống thông tin khác nhau. Estonia cũng tiến hành xây dựng Hệ thống thông tin chính phủ phi giấy tờ (e-Cabinet) theo dõi, quản lý lịch họp, nghiên cứu, xử lý tài liệu, hồ sơ điện tử qua mạng giúp giảm thời gian, giấy tờ cho các cuộc họp của chính phủ, các cuộc họp chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 30 phút, cuộc họp ngắn nhất kéo dài... 1 phút.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng đưa ra mô hình tham khảo trong việc cấp số định danh cá nhân có thể phù hợp với Việt Nam. Theo đó, xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống liên kết định danh quốc gia cho phép kết nối giữa các dịch vụ công trực tuyến với 1 lần đăng nhập duy nhất (France Connect). Hệ thống này hoạt động dựa trên sự liên thông giữa các dịch vụ công thông qua một số định danh đã được kiểm định, công dân chỉ cần đăng nhập hệ thống này để có thể sử dụng tất cả các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan Nhà nước cung cấp.

Theo tư duy kinh tế hiện đại, dữ liệu chính là một kho tài nguyên khổng lồ cho các doanh nghiệp khai thác. Tại nhiều quốc gia, nếu thông tin không phải là diện mật sẽ được các cơ quan nhà nước chia sẻ, từ đó hình thành nên nền kinh tế số. Hiện nay, VPCP cũng đang tích cực nghiên cứu để có hướng tạo ra những dữ liệu mở như vậy.

“Phi giấy tờ” trong quản lý hành chính
Tại cuộc họp về xây dựng CPĐT vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định tầm quan trọng của yêu cầu xây dựng CPĐT để tránh rơi vào tình trạng chậm phát triển. Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đất nước đang phát triển nền kinh tế số, Chính phủ phải đi đầu trong việc xây dựng CPĐT. Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng CPĐT gắn chặt với cải cách hành chính và ứng dụng CNTT ở mọi cấp, ngành. Coi CNTT là công cụ để thực hiện mục tiêu cải cách.

Hiện nay, tại Việt Nam có quá nhiều hệ thống thông tin ở các cấp nhưng không kết nối, chia sẻ được với nhau. Nhu cầu thiết lập cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng phi tập trung là hết sức bức thiết. Về việc này, Thủ tướng yêu cầu VPCP hoàn thành đề án về giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trong tháng 11-2018 để trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.

Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu của xây dựng CPĐT là việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính. VPCP được giao nhiệm vụ nghiên cứu đề án thiết lập hệ thống thông tin Chính phủ “phi giấy tờ” để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, rút ngắn thời gian các cuộc họp, giảm giấy tờ hành chính. Việc cải cách sẽ được thực hiện ngay từ công tác báo cáo tại các phiên họp của UBND các địa phương và Chính phủ. VPCP sẽ nghiên cứu và trình Chính phủ Nghị định về chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính Nhà nước và thiết lập hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

VPCP được giao phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương trình Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, chú trọng giải pháp Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối với hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương để tạo chuyển biến căn bản, nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp.

Để tăng tốc thực hiện CPĐT, Thủ tướng đồng ý việc thành lập Ủy ban quốc gia về CPĐT trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT. Ủy ban này sẽ do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng CPĐT. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó chủ tịch và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Ủy viên thường trực kiêm Tổng Thư ký. Các tập đoàn như: Viettel, VNPT và FPT được đề nghị cử một số chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hỗ trợ VPCP triển khai xây dựng CPĐT.

Theo QĐND

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready