Tái hiện nghi lễ truyền thống của đồng bào 3 tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông (12/03/2017, 20:13)

Sáng 12/3, tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Kotam, chương trình phục dựng một số nghi lễ tiêu biểu của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 đã được các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông thực hiện với 3 nghi lễ đặc trưng gồm Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng, Lễ cưới xin của người M’nông, Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc K’ho Srê.

Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng (Kon Tum)

Đây là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của đồng bào sau mỗi vụ mùa thu hoạch.  Đội hình thực hiện nghi lễ này là 25 nghệ nhân của làng Năng Lớn 3, xã Đắc Sao, huyện Tu Mơ Rông . Các vật phẩm cần chuẩn bị cho buổi lễ gồm rượu cần, cơm lam, gà, cheo và các thức ăn đồ uống, sản phẩm trồng trọt chăn nuôi, săn bắt hái lượm. Già làng là người đi tìm mạch nước và làm lễ cúng tại máng nước trước sự chứng kiến của cộng đồng, sau đó thanh niên trong làng bắt máng dẫn nguồn nước chảy về làng.

Chung vui bên ché rượu cần và lễ vật sau khi hoàn thành nghi lễ

Theo quan niệm của người Xơ Đăng, già làng sẽ thực hiện nghi thức cúng và bài khấn gồm những lời cầu thần núi, thần nước, cúng Yang và cũng là người dùng nguồn nước ấy đầu tiên khi máng nước được bắt xong. Sau lễ cúng tại bến nước,  già làng sẽ cho mỗi gia đình lấy một ống nước từ máng nước chung của buôn làng về nhà đổ vào ché rượu cần, nấu cơm cúng tại nhà mình rồi mang ché rượu, cơm và đồ cúng đến nhà rông tập trung làm lễ uống rượu cần mừng nguồn nước.

Già làng thực hiện bài khấn trước cây nêu

Nghi lễ này thường được tổ chức 1 năm hai lần kéo dài trong 3 ngày vào tháng 10 ăn mừng lúa mới và tháng 3 kết hợp với công việc trỉa lúa. Những người dân tham gia Lễ này không chỉ nhằm tạ ơn thần linh mà cầu mong cho sông suối nhiều nước, suối đừng cạn để con người mạnh khỏe, vật nuôi đầy đàn mùa màng bội thu, gắn kết tình đoàn kết cộng đồng.

Lễ cưới xin của người M’Nông (Đắk Nông)

 Với đối tượng cụ thể là một đám cưới truyền thống của người M’Nông giữa cô dâu Thị Hoa và chú rể K’Thanh, cùng cư trú tại bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông. Đoàn nghệ nhân của tỉnh  Đắk  Nông  đã trình diễn đầy đủ nghi thức và lễ vật của một lễ cưới của người M'Nông từ Lễ dạm ngõ, đến Lễ cưới tại nhà gái trước sự chứng kiến của đông đảo bà con hai họ… Theo phong tục người M’nông lễ dạm hỏi tiến hành trước lễ cưới 1 đến 3 năm. Lễ ăn hỏi và lễ cưới liền nhau. Vật phẩm nhà trai mang đến nhà gái gồm heo, gà, chiếc lao, lược chải tóc bằng sừng trâu…

Lễ cưới xin của người M’nông diễn ra trang trọng và cầu kỳ

Trong quá trình thực hiện lễ cưới, các nghệ nhân cũng tái hiện nghi thức Wer Po Wa (nghĩa là cấm kị), thể hiện sự tôn trọng của hai họ đối với nhau.  Đây cũng là một nghi lễ quan trọng bởi kể từ đây, cô dâu và chú rể phải biết nể trọng những người thân có vai lớn hơn mình và tuân thủ những điều cấm kỵ được coi là xúc phạm tới họ theo luật tục của người M’Nông... Theo tín ngưỡng của đồng bào M'Nông, ngoài hệ thống nghi lễ nông nghiệp và một số lễ hội lớn của cả cộng đồng như lễ cúng bến nước, lễ Tach Năng…, từ lúc còn là thai nhi đến lúc chết, thành viên nào trong gia đình cũng được trải qua một số nghi lễ, trong đó, lễ cưới là một lễ lớn và hết sức quan trọng của hệ thống nghi lễ vòng đời người.

Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc K’ho Srê (Lâm Đồng)

Đoàn nghệ nhân dân tộc K’ho  ở thôn Bồ Liêng, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng chủ trì phục dựng quanh cây nêu cao khoảng 7 mét, dàn chiêng 6 (nữ), các lễ vật hiến sinh, rượu cần, thịt nướng, những gùi lúa mới và các vật dụng sinh hoạt lao động sản xuất, vật dụng đời sống tâm linh… như cuộc sống hằng ngày tại buôn làng. Phong tục của người K’ho Srê sống bằng canh tác lúa nước và có tín ngưỡng đa thần.

Các nghệ nhân biểu diễn điệu múa trong buổi Lễ

 Vì vậy các lễ hội cũng xoay quanh chu kỳ của vụ mùa với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ mừng lúa mới nhằm để tạ ơn thần lúa theo quy mô gia đình, dòng tộc.

Cùng hòa mình giao lưu nối dài vòng xoang với các nghệ nhân

Trong một năm, người K’ho Srê thường tổ chức nhiều lễ hội cúng Yang, như: cầu mưa, cúng bến nước, cúng rừng núi… cho đến các lễ hội cầu mùa, như gieo sạ lúa, cúng dưỡng lúa (Nhô wèr) và Mừng lúa mới (Nhô lir bong hay còn gọi là Tết của người K’ho Sre). Mỗi lễ hội tuy có tầm quan trọng và qui mô khác nhau nhưng bà con đều tổ chức một cách bài bản, trang nghiêm thể hiện tính linh thiêng.

Kim Bảo

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready