Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (13/08/2018, 14:41)

Ngày 13/8, Phiên họp lần thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bước vào phần chất vấn và trả lời chất vấn ở 2 nhóm vấn đề gồm: việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là các thành phố lớn, khu công nghệ, đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội phạm kinh tế.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành trong cả nước.

 
Các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu Đắk Lắk

Trong buổi sáng, các đại biểu tham dự phiên họp đã tham gia chất vấn và nghe trả lời chất vấn của các Bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về nhóm vấn đề: Việc thực hiện các chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hạ tầng xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lần đầu tiên, Quốc hội chọn nội dung chất vấn ở nhóm chủ đề về dân tộc và việc thực hiện các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 
Ông Đỗ Văn Chiến – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc trả lời các nội dung liên quan tại phiên họp

Theo số liệu của Ủy ban dân tộc cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng miền núi năm 2017 của vùng Tây Bắc 8,4%, Tây Nguyên 8,09% và Tây Nam Bộ 7,26%. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp tuy giảm nhưng bình quân các tỉnh thuộc vùng vẫn chiếm trên 50%. Cơ sở hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước hoàn thiện và đồng bộ hóa. Trên 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa, hầu hết số xã đặc biệt khó khăn có điện lưới quốc gia, trạm y tế, trường học, bưu điện văn hóa xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Tỷ lệ giảm nghèo của các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn giảm từ 3-4%.
Công tác giáo dục đã có nhiều tiến bộ, 100% số xã có trường tiểu học, đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã phổ cập trung học cơ sở. Cả nước có 314 trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô 91.193 học sinh, 4 trường dự bị đại học với quy mô trên 4.000 học sinh/năm. Mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện và trạm y tế xã được quan tâm và đầu tư 99,4%, có khoảng 60% số trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia.

 
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đặt câu hỏi chất vấn các Bộ, ngành tại phiên họp

Chính sách của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Bộ ngành đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 39 chương trình, chính sách qua 55 văn bản bao phủ tất cả lĩnh vực. Hiện nay, hệ thống chính sách dân tộc đang còn hiệu lực có 116 chính sách được thể chế qua 173 văn bản, chia thành 03 nhóm gồm: Chính sách đặc thù theo dân tộc và nhóm dân tộc; chính sách phát triển kinh tế- xã hội theo vùng; chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực. Hiện nay, để khắc phục tình trạng chính sách dân tộc hiện còn chồng chéo, nhiều đầu mối quản lý, các Bộ ngành đã tiến hành rà soát và bãi bỏ ban hành mới 29 văn bản chính sách. Từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 đến nay chỉ còn 02 chương trình mục tiêu quốc gia và 21 chương trình có mục tiêu. Nhìn chung, hệ thống chính sách dân tộc đã có sự thay đổi mới, từng bước đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhu cầu nguyện vọng của người dân. Hầu hết các địa phương đã ban hành chính sách đặc thù và đưa tiêu chí giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, xây dựng giải pháp cụ thể và bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách.

 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV (ảnh chụp màn hình)

Trả lời tại phiên chất vấn, các Bộ, ngành đã tập trung làm rõ một số vấn đề đại biểu tỉnh, thành quan tâm như: vẫn còn tình trạng hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, đất ở, sinh hoạt; Tỉ lệ biết đọc, viết của dân tộc thiểu số mới đạt 79,2%; Phụ cấp thu hút cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác vùng đồng bào khó khăn còn thấp, công tác đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn bất cập; tuyên truyền viên pháp luật còn mỏng và nguồn kinh phí địa bàn dân tộc miền núi còn hạn chế; chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số còn yếu; nhiều tỉnh, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn thiếu cán bộ y tế, giáo dục và khoa học công nghệ là người dân tộc thiểu số.

 
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia ý kiến chất vấn

Tại phiên họp, Ủy Ban Dân tộc đã đề nghị Quốc hội xem xét theo đề nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đủ ngân sách chính sách dân tộc đã ban hành, khi phân bổ ngân sách ghi rõ nguồn vốn thực hiện chính sách dân tộc đặc thù; Đề nghị xây dựng đề án thực hiện khoản 5, Điều 70 Hiến pháp năm 2013  về Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, nghiên cứu chủ trương cho ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Kết thúc phiên chất vấn buổi sáng, đã có 33 lượt ý kiến của đại biểu về vấn đề liên quan đề nghị Bộ, ngành đưa ra giải pháp. Dự kiến, trong kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ chọn vấn đề dân tộc để giám sát thực hiện, chính vì vậy, nội dung này được nhiều đại biểu chất vấn sôi nổi.

Kim Bảo

Các tin khác
Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready