Phát huy giá trị Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột: Kỳ vọng của thế hệ hôm nay (02/05/2019, 14:03)

Tại Lễ đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, các cựu tù, thân nhân cựu tù cách mạng đã trao tặng hiện vật, gợi ý nhiều giải pháp cho bài toán bảo tồn và tôn tạo địa danh này thành điểm du lịch lịch sử hấp dẫn cho du khách.

 Quy hoạch xứng tầm

Có dịp trở lại thăm Nhà đày Buôn Ma Thuột vào dịp này, đại diện thân nhân các cựu tù, ông Trần Hữu Thắng (con ông Trần Hữu Dực- một cựu tù từng bị giam giữ nơi đây) cho rằng, đây là niềm vinh dự lớn lao, đồng thời cũng là trách nhiệm, thách thức đặt ra đối với chính quyền địa phương cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trên.

Phó Chủ tịch UBND H’Yim K’đoh trao đổi với ông Trần Hữu Thắng về một số giải pháp bảo tồn và tôn tạo

 Với niềm mong muốn Di tích Nhà đày có nhiều đặc sắc hơn, ông Trần Hữu Thắng đã dẫn chứng câu chuyện trong cuốn hồi ký “Bước qua đầu thù” của cha ông- Nhà cách mạng Trần Hữu Dực làm minh chứng cho câu chuyện bảo tồn ở nơi này. Đó là ký ức về cuộc diễu binh chào cờ tổ quốc trong 45 phút vào năm 1944 ngay tại Nhà đày thành công. Khi ấy, cuộc chiến đấu ngoan cường của chiến sĩ cách mạng đã biến “Nhà tù thành trường học”. Và ông cho rằng, khi nghĩ về Nhà đày, mọi người thường nghĩ đến âm mưu thâm độc của kẻ thù, hình thức tra tấn dã man. Vẫn còn những câu chuyện lịch sử giá trị qua hồi ký vẫn chưa được khai thác, tái hiện sinh động.

Trong số hơn 4.000 tù nhân bị giam giữ tại Nhà đày Buôn Ma Thuột có nhiều chiến sỹ Cộng sản đã được rèn luyện, giáo dục trở thành những lãnh đạo cốt cán của Đảng và Nhà nước sau này như các đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu…Nhiều câu chuyện thú vị đều được ghi chép qua hồi ký lịch sử, vì vậy phải làm sao khai thác hiệu quả là nhiệm vụ của chúng ta, ông Thắng nhấn mạnh.

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao

Để nơi đây trở thành điểm đến ý nghĩa, ông Trần Hữu Thắng đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh thực hiện đầu tư, sưu tầm, quảng bá, quy hoạch xứng tầm cho di tích đặc biệt giai đoạn 20-30 năm sau. Mỗi ngành, nhân dân địa phương cần chọn một ngày chính thức để mọi người có dịp ôn lại truyền thống, giá trị lịch sử của di tích này.

Thế hệ trẻ tham quan Triển lãm Nhà đày Buôn Ma Thuột

Tự hào khi được trở lại thăm Di tích, Cô Hoàng Thị Hòa (Hà Nội), con gái cựu tù Hoàng Anh chia sẻ : Ký ức qua lời kể của bố về Nhà đày Buôn Ma Thuột là những cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của thực dân Pháp là các lớp học chính trị, văn hóa thường xuyên được bí mật tổ chức trong lao tù đã biến Nhà đày Buôn Ma Thuột thành trường học cao cấp về “Chủ nghĩa cộng sản” nơi giác ngộ lý tưởng, ý chí đấu tranh cách mạng cho lớp trẻ khi bị bắt tù đày.

Hôm nay, gia đình quyết định trao tặng những hiện vật cho Nhà đày Buôn Ma Thuột phục vụ trưng bày, lưu giữ cho thế hệ mai sau nhớ về cuộc chiến đấu cách mạng bền bỉ của cha ông. Hy vọng trong phục dựng, trưng bày tỉnh cần quan tâm cần tái hiện, mô phỏng gắn với hiệu ứng âm thanh để ghi lại các sự kiện, các nhân vật; tích cực xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích.

Sớm ban hành Đề án bảo tồn

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột đã hai lần được Nhà nước đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo (1992, 2006) nhưng do nhiều yếu tố tác động, các hạng mục của Di tích đến nay đã xuống cấp. Việc lấy tư liệu từ các nhân chứng lịch sử còn gặp khó khăn, đến nay nhiều người đã mất do tuổi cao, sức yếu; các tài liệu, hiện vật quý qua thời gian đã hư hỏng, thất lạc nên việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, tái hiện, phục dựng còn gặp nhiều trở ngại.

Về hồ sơ số tù chính trị bị giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột trong giai đoạn trên, đến nay chỉ mới sưu tầm và hoàn thiện khoảng 1.100 trên tổng số gần 2.000 hồ sơ được xác định. Cùng với đó, điều đáng quan tâm nhất là vùng lõi của di tích với 3 dãy nhà (hình chữ U) cùng một số hạng mục, công trình kiến trúc khác được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước, hiện đang bị hư hại, xuống cấp đáng kể do không đủ kinh phí đầu tư, tôn tạo.

Thân nhân cựu tù trao tặng hiện vật cho Ban Quản lý di tích tỉnh

Cuối tháng 6-2018, Sở đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án “Bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột” với những nội dung cụ thể, cấp bách như: Tôn tạo lại 6 nhà lao, dãy xà lim, cổng vào, tường rào và sân vườn theo đúng yếu tố lịch sử gốc của di tích; Phục dựng và tái hiện lại không gian, hoàn cảnh cụ thể về đời sống sinh hoạt của tù nhân dưới ách cai trị hà khắc và tàn bạo của kẻ thù với sự kết hợp có hiệu quả của công nghệ âm thanh, ánh sáng nhằm thể hiện tính chất đặc biệt của Nhà đày Buôn Ma Thuột trong hệ thống nhà tù  thực dân Pháp tại Việt Nam nói riêng và cả vùng Đông Dương nói chung vào những năm tháng mang thân phận thuộc địa; tiếp tục sưu tầm, phục chế và bổ sung thêm các hiện vật, tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại khu di tích để phục vụ khách tham quan.

Học sinh tham quan Nhà đày Buôn Ma Thuột

Khi Đề án được tỉnh phê duyệt sẽ khoanh vùng bảo vệ di tích, tránh trường hợp các hộ dân sống lấn chiếm, xâm hại di tích, đảm bảo các điều kiện của Di tích quốc gia đặc biệt.

Phát biểu tại buổi Lễ đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh nhấn mạnh, tỉnh sẽ tiếp tục dành nguồn lực tài chính để đầu tư, tôn tạo mang tầm nhìn dài hạn của chính quyền địa phương. Điều này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều nghề ở mọi cấp độ và chuyên môn nhằm khai thác hết các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đạt hiệu quả. Ngoài ngân sách, tỉnh cũng sẽ tích cực xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột bằng nguồn lực cộng đồng, góp phần vào mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu được tổ chức, khai thác tốt theo phương châm vừa bảo tồn vừa phát triển du lịch thì chắc chắn đây là điểm hến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách.

Với giá trị, ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, ngày 10-7-1980, Nhà đày Buôn Ma Thuột được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đặc cách xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia. Ngày 24-12-2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg về việc Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

 

Kim Bảo

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready