Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống (21/06/2018, 08:08)

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập trung hướng về cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập trung vào công tác tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập và đời sống.

Hội đã tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều buổi hội thảo, lớp tập huấn, diễn đàn, dự án, đề án... nhằm chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi cho hội viên, nông dân; bình quân hàng năm các cấp Hội đã tổ chức được trên 1.700 lớp tập huấn và cuộc hội thảo về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho trên 115.000 lượt hội viên, nông dân. Riêng năm 2017, Hội Nông dân tỉnh phối hợp mở 2 lớp tập huấn trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho 200 hội viên, 01 lớp tập huấn kỹ thuật xử lý cây sầu riêng chết bất thường cho 200 hội viên, tổ chức 2 lớp tập huấn về kiến thức sơ chế, bảo quản nông sản sau thu họach cho 239 hội viên, nông dân.

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình canh tác cà phê bền vững tại xã Đray Bhăng, huyện Cư Kuin, mô hình ghép cà phê cao sản xen bơ bút tại xã Ea Đar, huyện Ea Kar, mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản ở xã Tam Giang, huyện Krông Năng... Bên cạnh đó, các chi, tổ Hội luôn vận động hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất theo hình thức nông dân học nông dân, dễ hiểu, dễ làm và dễ thực hiện; từ năm 2012 - 2016 các tổ chức Hội đã giới thiệu được 7.416 lượt mô hình làm kinh tế giỏi, có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để hội viên, nông dân học tập và nhân rộng.

Hoạt động tạo vốn, vật tư và cây giống nhằm hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh được các cấp Hội quan tâm đẩy mạnh, trong giai đoạn 2013-2018, các cấp Hội đã tín chấp với các công ty, doanh nghiệp giúp nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm được trên 29.800 tấn và 120 tấn thức ăn chăn nuôi trị giá gần 100 tỷ đồng, mua trên 1,2 triệu cây cà phê giống đạt chất lượng theo hình thức hỗ trợ 50% giá trị để thực hiện tái canh cà phê. Các cấp Hội còn tích cực vận động, xây dựng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt 16,103 tỷ đồng, nâng tổng số Quỹ lên 30,179 tỷ đồng giúp cho 3.006 lượt hộ hội viên, nông dân vay, giải quyết việc làm cho trên 7.500 lao động. Hội ký thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay đã giúp các hộ nông dân vay với số tiền là 61.942 triệu đồng.

Ngoài ra, Hội còn vận động hộ nông dân khá, giàu phát huy tinh thần tương thân, tương ái giúp các hộ nông dân nghèo về vốn, vật tư, cây, con giống, từ năm 2012 - 2017 các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp cho hộ số tiền là 45.023 triệu đồng, 14.502 con giống các loại, trên 209.300 cây giống các loại, các hộ nông dân sản xuất giỏi đã giải quyết việc làm cho 20.264 lao động hộ nghèo mỗi năm... đặc biệt là chương trình nhận ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội giúp 80.057 lượt hộ nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với dư nợ hiện nay là 1.513,848 tỷ đồng. Nhờ sự giúp đỡ của Hội, bình quân hàng năm có hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, điển hình như hội viên Trần Thị Nhài, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn giảm nghèo để đầu tư chăn nuôi và chăm sóc vườn cà phê, đến nay gia đình chị thoát nghèo với mức thu nhập là 200 triệu đồng/năm; hội viên Nguyễn Trọng Học thị trấn Krông Năng, vay 20 triệu đồng phát triển nghề làm bánh tráng và bún khô, đã vươn lên hộ khá với thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm...

Hội Nông dân đã phối hợp với ngành liên quan tổ chức 12 lớp tập huấn về kinh tế tập thể cho 1000 cán bộ, hội viên, nông dân, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thành lập 190 mô hình kinh tế tập thể trong các lĩnh vực trồng trọt, cung ứng vật tư, chế biến nông sản, các mô hình này đến nay đều mang lại kết quả đáng khích lệ. Hội thường xuyên tổ chức các đoàn cán bộ, nông dân tham gia hội chợ nông nghiệp ở một số tỉnh, thành, qua đó tạo điều kiện cho nông dân giới thiệu và quảng bá mặt hàng nông sản đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức 10 lớp phổ biến Luật Bảo hiểm y tế và Luật Bảo hiểm xã hội cho 592 lượt người, 10 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho 1000 hội viên, nông dân, 4 lớp về phòng chống tác hại thuốc lá cho 672 tuyên truyền viên cơ sở, 15 lớp tập huấn nâng cao kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh cho 522 cán bộ, hội viên.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh, trọng tâm là hướng dẫn, tư vấn giúp nông dân nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kiến thức về kinh tế, thị trường, quản lý kinh doanh... Tăng cường vận động các nguồn lực về vốn, giống, vật tư để hỗ trợ nông dân đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế bền vững, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân./.

Tề Thị Thanh

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Cáo
   

​​​  ,

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready